Mực viết được sản xuất đầu tiên ở cả Ai Cập và Trung Quốc vào khoảng năm 2500 trước công nguyên. Những loại mực này bao gồm muội than được kết hợp với nhựa thông. Hỗn hợp dạng paste này được định hình ở dạng thanh và được làm khô, sau đó được trộn với nước ngay trước khi sử dụng.
Kỹ thuật in ấn được phát minh bởi người Trung Hoa khoảng
3000 năm sau đó. Họ sử dụng một hỗn hợp màu đất, muội than và những nguyên liệu thực vật để làm bột màu, và một lần nữa được trộn với nhựa thông để tạo thành chất kết dính.
Trước năm 1440 khi Johannes Futtenberg phát minh ra thiết bị in ấn đầu tiên, mực được làm từ muội than với dầu lanh hay với varnish – một loại nguyên liệu tương tự với các loại varnish được sử dụng như hiện nay để tạo thành mực đen. Những mực màu được sản xuất vào năm 1772 và những tác nhân làm khô lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ 19.
Mực in ngày nay bao gồm bột màu (một trong số loại bột màu này là than đen, loại này thì không khác biệt lắm so với loại muội than được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2500BC), chất liên kết (dầu, nhựa hay một số loại varnish), dung môi và đa dạng các loại phụ gia như tác nhân làm khô, hay tác nhân keo tụ. Công thức mực in phụ thuộc vào loại bề mặt mà nó sẽ in lên và phương pháp in được dùng để in ấn. Mực được thiết kế để in lên các loại bề mặt khác nhau từ Polymer cho đến kim loại, nhựa, sợi hay giấy. Những phương pháp in ấn cũng tương tự nhau, trong đó mực in được truyền lên một bản in/trục in và nó được truyền lên trên bề mặt cần in. Tuy nhiên, bản in/trục in có thể được làm từ kim loại, cao su và hình ảnh in có thể nổi được đưa lên trên bề mặt của bản in, bề mặt của bản in được xử lý hóa học để có thể hấp thụ được mực in hay nó được khắc vào bên trong bản in và lượng mực dư sẽ được gạt ra. Những loại mực khác nhau được sản xuất để phù hợp với những điều kiện khác nhau.
Nguồn “Polymer Science - Coatings and Adhesives and Technology of Printing Inks”