Facebook instagram email
Hotline: 0913576473
MENU
30/06/2018 - 10:42 AMAdmin 2549 Lượt xem
Ngành In và Bao Bì là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh trên thế giới. Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành lên đến hơn 20% trong suốt một thập kỷ qua. Đối với những loại mực in đang phổ biến trên thị trường hiện nay, thành phần chính để tổng hợp sản xuất bao gồm các chất vô cơ như: thuốc nhuộm, nhựa, dầu lanh, dầu khoáng và nhiều chất phụ gia … Tuy nhiên, các chất này đều không thân thiện với môi trường. Vì thế, mực in được xếp vào danh mục các chất thải nguy hại.
Mỗi năm, thế giới tiêu tốn khoảng hơn 550 triệu lít dầu để sản xuất mực phục vụ ngành in ấn. Với tốc độ tiêu thụ như trên, ngành công nghiệp này cùng với nhiều hoạt động khác của con người, đã góp phần làm gia tăng lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính của trái đất. Hơn thế, việc sử dụng các loại mực in không có nguồn gốc hoặc các loại có chất lượng thấp còn dẫn đến nồng độ phát thải Crom cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và nghiêm trọng hơn là có thể gây ra bệnh ung thư. Do đó, việc ưu tiên dùng các công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường đang ngày càng phát triển ở nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp in ấn.
Hiện nay, có 3 loại “Mực Xanh”, loại mực thân thiện với môi trường, bao gồm các loại mực in gốc nước (water-based), mực in UV và mực in cồn (alcohol). Mực in gốc nước hiện được sử dụng rộng rãi trong in Flexo cho bao bì thực phẩm, dược phẩm và thuốc lá. Nếu các kỹ thuật ứng dụng được cải tiến thêm, nó được tiên đoán sẽ dần thay thế mực in gốc dung môi (Solvent-based). Mực in gốc đậu nành hay mực in gốc thực vật, ngày nay đã được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mực in gốc đậu nành và thực vật dễ dàng tách ra khỏi vật in, đây là điều đặc biệt quan trọng trong việc tái chế giấy. Mực in gốc dầu mỏ (Petroleum-based) có hàm lượng 30-35% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), trong khi đó mực in gốc đậu nành, chất VOCs chỉ ở mức 0-5%.
Tại những nước phát triển, mực in gốc hợp chất thơm (aromatic based) bị cấm triệt để dùng trong bao bì thực phẩm. Tại Anh Quốc, mực in gốc dung môi xem là bất hợp pháp khi sử dụng in màng dùng trong bao bì thực phẩm kể từ tháng 06/2000. Tại Hoa Kỳ, cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) phản đối quyết liệt việc sử dụng mực in gốc dung môi, và chỉ có mực in flexo gốc nước mới được chấp nhận đủ điều kiện dùng cho bao bì dược phẩm và thực phẩm.
Năm 1994, đạo luật mực in thực vật (Hoa Kỳ) bắt buộc hợp đồng của các cơ quan chính phủ và các nhà in phải ưu tiên dùng mực in gốc dầu thực vật hơn mực in gốc dầu mỏ bay hơi, ở bất kỳ lúc nào có thể được. Đây là nổ lực nhằm giảm lượng khí thoát ra từ hợp chất hữu cơ bay hơi và gây nguy hiểm ô nhiễm cho bầu khí quyển.
Ngày nay, với các quy định chặt chẽ của chính phủ ở hầu hết các nước phát triển liên quan việc sử dụng các chất độc hại, cũng như lời kêu gọi sản xuất “bao bì phù hợp môi trường” từ các tổ chức môi trường đã thúc đẩy đẩy ngành công nghiệp mực in hướng tới việc định hướng thân thiện môi trường, hướng tới việc phát triển bền vững và cuối cùng loại bỏ những nhà máy sản xuất mực in không thân thiện với môi trường. Xu hướng phát triển này không chỉ mang lại lợi ích cho chính ngành mực in và bao bì mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các ngành kinh doanh liên quan như hóa chất chế bản và giấy tái chế. Chúng ta có thể thấy rằng ngành mực in hiện đang từng bước tiến vào “Kỷ nguyên in xanh”.Mỗi năm, thế giới tiêu tốn khoảng hơn 550 triệu lít dầu để sản xuất mực phục vụ ngành in ấn. Với tốc độ tiêu thụ như trên, ngành công nghiệp này cùng với nhiều hoạt động khác của con người, đã góp phần làm gia tăng lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính của trái đất. Hơn thế, việc sử dụng các loại mực in không có nguồn gốc hoặc các loại có chất lượng thấp còn dẫn đến nồng độ phát thải Crom cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và nghiêm trọng hơn là có thể gây ra bệnh ung thư. Do đó, việc ưu tiên dùng các công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường đang ngày càng phát triển ở nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp in ấn.
 
Hiện nay, có 3 loại “Mực Xanh”, loại mực thân thiện với môi trường, bao gồm các loại mực in gốc nước (water-based), mực in UV và mực in cồn (alcohol). Mực in gốc nước hiện được sử dụng rộng rãi trong in Flexo cho bao bì thực phẩm, dược phẩm và thuốc lá. Nếu các kỹ thuật ứng dụng được cải tiến thêm, nó được tiên đoán sẽ dần thay thế mực in gốc dung môi (Solvent-based). Mực in gốc đậu nành hay mực in gốc thực vật, ngày nay đã được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mực in gốc đậu nành và thực vật dễ dàng tách ra khỏi vật in, đây là điều đặc biệt quan trọng trong việc tái chế giấy. Mực in gốc dầu mỏ (Petroleum-based) có hàm lượng 30-35% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), trong khi đó mực in gốc đậu nành, chất VOCs chỉ ở mức 0-5%.
Tại những nước phát triển, mực in gốc hợp chất thơm (aromatic based) bị cấm triệt để dùng trong bao bì thực phẩm. Tại Anh Quốc, mực in gốc dung môi xem là bất hợp pháp khi sử dụng in màng dùng trong bao bì thực phẩm kể từ tháng 06/2000. Tại Hoa Kỳ, cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) phản đối quyết liệt việc sử dụng mực in gốc dung môi, và chỉ có mực in flexo gốc nước mới được chấp nhận đủ điều kiện dùng cho bao bì dược phẩm và thực phẩm.
Năm 1994, đạo luật mực in thực vật (Hoa Kỳ) bắt buộc hợp đồng của các cơ quan chính phủ và các nhà in phải ưu tiên dùng mực in gốc dầu thực vật hơn mực in gốc dầu mỏ bay hơi, ở bất kỳ lúc nào có thể được. Đây là nổ lực nhằm giảm lượng khí thoát ra từ hợp chất hữu cơ bay hơi và gây nguy hiểm ô nhiễm cho bầu khí quyển.
Ngày nay, với các quy định chặt chẽ của chính phủ ở hầu hết các nước phát triển liên quan việc sử dụng các chất độc hại, cũng như lời kêu gọi sản xuất “bao bì phù hợp môi trường” từ các tổ chức môi trường đã thúc đẩy đẩy ngành công nghiệp mực in hướng tới việc định hướng thân thiện môi trường, hướng tới việc phát triển bền vững và cuối cùng loại bỏ những nhà máy sản xuất mực in không thân thiện với môi trường. Xu hướng phát triển này không chỉ mang lại lợi ích cho chính ngành mực in và bao bì mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các ngành kinh doanh liên quan như hóa chất chế bản và giấy tái chế. Chúng ta có thể thấy rằng ngành mực in hiện đang từng bước tiến vào “Kỷ nguyên in xanh”.
Mỗi năm, thế giới tiêu tốn khoảng hơn 550 triệu lít dầu để sản xuất mực phục vụ ngành in ấn. Với tốc độ tiêu thụ như trên, ngành công nghiệp này cùng với nhiều hoạt động khác của con người, đã góp phần làm gia tăng lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính của trái đất. Hơn thế, việc sử dụng các loại mực in không có nguồn gốc hoặc các loại có chất lượng thấp còn dẫn đến nồng độ phát thải Crom cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và nghiêm trọng hơn là có thể gây ra bệnh ung thư. Do đó, việc ưu tiên dùng các công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường đang ngày càng phát triển ở nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp in ấn.
Hiện nay, có 3 loại “Mực Xanh”, loại mực thân thiện với môi trường, bao gồm các loại mực in gốc nước (water-based), mực in UV và mực in cồn (alcohol). Mực in gốc nước hiện được sử dụng rộng rãi trong in Flexo cho bao bì thực phẩm, dược phẩm và thuốc lá. Nếu các kỹ thuật ứng dụng được cải tiến thêm, nó được tiên đoán sẽ dần thay thế mực in gốc dung môi (Solvent-based). Mực in gốc đậu nành hay mực in gốc thực vật, ngày nay đã được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ và Nhật Bản. Mực in gốc đậu nành và thực vật dễ dàng tách ra khỏi vật in, đây là điều đặc biệt quan trọng trong việc tái chế giấy. Mực in gốc dầu mỏ (Petroleum-based) có hàm lượng 30-35% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), trong khi đó mực in gốc đậu nành, chất VOCs chỉ ở mức 0-5%.
Tại những nước phát triển, mực in gốc hợp chất thơm (aromatic based) bị cấm triệt để dùng trong bao bì thực phẩm. Tại Anh Quốc, mực in gốc dung môi xem là bất hợp pháp khi sử dụng in màng dùng trong bao bì thực phẩm kể từ tháng 06/2000. Tại Hoa Kỳ, cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) phản đối quyết liệt việc sử dụng mực in gốc dung môi, và chỉ có mực in flexo gốc nước mới được chấp nhận đủ điều kiện dùng cho bao bì dược phẩm và thực phẩm.
Năm 1994, đạo luật mực in thực vật (Hoa Kỳ) bắt buộc hợp đồng của các cơ quan chính phủ và các nhà in phải ưu tiên dùng mực in gốc dầu thực vật hơn mực in gốc dầu mỏ bay hơi, ở bất kỳ lúc nào có thể được. Đây là nổ lực nhằm giảm lượng khí thoát ra từ hợp chất hữu cơ bay hơi và gây nguy hiểm ô nhiễm cho bầu khí quyển.
Ngày nay, với các quy định chặt chẽ của chính phủ ở hầu hết các nước phát triển liên quan việc sử dụng các chất độc hại, cũng như lời kêu gọi sản xuất “bao bì phù hợp môi trường” từ các tổ chức môi trường đã thúc đẩy đẩy ngành công nghiệp mực in hướng tới việc định hướng thân thiện môi trường, hướng tới việc phát triển bền vững và cuối cùng loại bỏ những nhà máy sản xuất mực in không thân thiện với môi trường. Xu hướng phát triển này không chỉ mang lại lợi ích cho chính ngành mực in và bao bì mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến các ngành kinh doanh liên quan như hóa chất chế bản và giấy tái chế. Chúng ta có thể thấy rằng ngành mực in hiện đang từng bước tiến vào “Kỷ nguyên in xanh”.
Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 


Xem thêm:
  • ,

  • Bình luận:

    Danh mục sản phẩm
    Sản phẩm bán chạy
    Công ty cổ phần Mực In Á Châu
    Tel: 02252.643.170 - 02252.223.819
    Email: asianink@asianink.com.vn
    Thiết kế bởi: Hpsoft.vn
    Fanpage

    Địa chỉ:
    Lô D1 KCN Tràng Duệ, xã Hồng Phong, huyện An Dương, Tp.Hải Phòng, Việt Nam
    Facebook instagram email

    Hotline0913576473

    Hỗ trợ trực tuyến 24/7